Vừa mang thai có bị tiêu chảy hay không?

  -  
Các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa tương đối phổ biến trong thai kỳ, thường bao gồm táo bón và ốm nghén, nhưng một số phụ nữ có thể bị tiêu chảy trong tuần đầu sau khi thụ tinh. Vậy thực hư việc vừa mới mang thai có bị tiêu chảy không? Cùng tìm hiểu ngay ở bài viết này mẹ nhé.

Phụ nữ vừa mới có thai có bị tiêu chảy không?

Khi mang thai, sức đề kháng suy giảm và ăn uống của mẹ bầu thường kém hơn nên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công hệ tiêu hóa. Mặt khác, nếu ăn uống phải thực phẩm bẩn, ôi thiu, tanh sống cũng khiến mẹ bị tiêu chảy. Đặc biệt, đáng chú ý hơn, tiêu chảy còn là một trong những dấu hiệu mang thai ở mẹ bầu.

Do đó, mới mang thai, chị em có thể bị tiêu chảy. Đây là vấn đề không quá đáng lo. Có nhiều người, khi mới mang thai thường bị tiêu chảy, thậm chí là bị tiêu chảy liên tục trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Tình trạng này khiến nhiều chị em lo lắng vì sợ sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu mới mang thai bị tiêu chảy là do:
  • Nguyên nhân chủ quan: Ăn uống không khoa học, ăn phải thực phẩm bẩn, ôi thiu, sử dụng nguồn nước ô nhiễm…
  • Nguyên nhân sinh lý: Khi mới mang thai, cơ thể mẹ tăng cường sản xuất chất thải nhiều hơn trước đó nên có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, khi có thai, nội tiết tố của mẹ thay đổi, đặc biệt là sự gia tăng hormone progesterone tác động lên hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.
Trường hợp nếu tiêu chảy diễn ra trong thời gian dài thì mẹ nên đi khám để được hướng dẫn cách điều trị kịp thời, ngăn ngừa mất nước rất nguy hiểm.

>>Xem thêm: prenalen bầu tăng cường đề kháng cho bà bầu

Phải làm sao khi bà bầu mới có thai bị tiêu chảy?

Mới mang thai bị tiêu chảy khiến mẹ bầu lo lắng. Lúc này, mẹ cần thực hiện ngay những biện pháp dưới đây để cải thiện và ngăn ngừa tác động tiêu cực đến sức khỏe của hai mẹ con:
  • Uống nhiều nước để bù lại lượng nước và điện giải đã mất. Mẹ có thể uống nước lọc hay nước trái cây đều được.
  • Ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy.
  • Bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ vì chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn.
  • Nên ăn thức ăn dạng lỏng để hệ tiêu hóa không phải làm việc quá nhiều, giúp nhanh ổn định trở lại.
  • Không uống nước ngọt, thức uống có gas, đồ ăn ôi thiu, tái sống.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian trị tiêu chảy cho bà bầu để sớm chấm dứt tình trang này vì tiêu chảy khiến mẹ mệt mỏi, có nguy cơ mất nước. Và hơn hết, giai đoạn mới mang thai, mẹ không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nên mẹo dân gian là ưu tiên hơn cả.


Nhận biết các dấu hiệu mang thai có thể mẹ chưa biết

Ngoài dấu hiệu nhận biết sớm mang thai qua tiêu chảy thì còn một số dấu hiệu mang thai sớm khác mẹ có thể tham khảo.

Đau ngực

Nếu cảm thấy ngực bạn đau tức, cảm giác như bị kim châm hoặc ngứa ran, nhất là vùng xung quanh núm vú thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo mang thai sớm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là vì hormone thai kỳ làm tăng việc cung cấp máu đến ngực nên ngực sẽ có những biểu hiện khác thường và trở nên nhạy cảm hơn.

>>Xem thêm: thuốc DHA bầu loại nào tốt

Ốm nghén

Ốm nghén là dấu hiệu rất dễ nhận biết khi có thai. Khi ốm nghén, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi. Hiện tượng buồn nôn có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng thường gặp nhất là vào buổi sáng sớm.

Chậm kinh

Dấu hiệu rất dễ nhận biết khi mới mang thai đó là chậm kinh. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều thì việc phát hiện chậm kinh rất dễ dàng. Khi chậm kinh khoảng 2-3 ngày, bạn có thể mua que thử thai về dùng để xác định mình đã có thai hay chưa.

Thay đổi cảm giác thèm ăn

Khi mới mang thai, chị em sẽ có nhiều thay đổi trong cảm giác thèm ăn. Bạn có thể thèm ăn một món nào đó mà trước đây mình không hề thích hoặc rất sợ ngửi mùi món ăn nào đó dù trước đây bạn rất thích món ăn này.

Ngoài ra, hormone thai kỳ cũng khiến bạn nhanh cảm thấy đói bụng hơn trước đây.

Ngoài những dấu hiệu trên, còn có một số biểu hiện mang thai sớm khác như ra máu báo thai, màu sắc âm hộ và âm đạo thay đổi, thường xuyên mệt mỏi, đau đầu…

>>Xem thêm: loại sắt nào tốt cho bà bầu giúp ngừa thiếu máu gây đau đầu

Hi vọng bài viết trên đây đã trang bị những kiến thức hữu ích cho mẹ khi vừa mới mang thai bị tiêu chảy, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Chúc mẹ có thai kì khỏe mạnh và đủ chất, mẹ tròn con vuông!