Tin truoctrandau ‘Đừng tức nhau tiếng gáy, đừng trọng hư danh’

  -  

Quan trọng nhất là những vấn đề cơ bản: Ngôn ngữ, thể lực, kỹ thuật… Thái Lan có tới 40 năm kinh nghiệm phát triển còn Việt Nam thì lứa đầu tiên được đào tạo bài bản chỉ có 10 năm. Nếu so khoảng thời gian 10 năm với 40 năm thì đúng là vô nghĩa!

Hơn nữa mọi người đang nhầm lẫn giữa “ngôi sao” và “đá được”. Đá được ở châu Âu thì chưa chắc đã là sao. Là sao ở quê hương chưa chắc đã đá được ở châu Âu. Thay vì cầu mong cho cầu thủ được ra sân ở đội hình chính, điều bây giờ là không thể, thì hãy mong họ sẽ cọ xát ở đội trẻ, phát triển năng lực nền tảng, cải thiện thể lực… để giúp họ phát triển được nền tảng khi về.

Xuân Trường, Công Phượng, Văn Lâm cho tới Văn Hậu đều không thành công khi xuất ngoại.

Xuân Trường, Công Phượng cho tới Văn Hậu đều không thành công khi xuất ngoại. Văn Lâm cũng phải ngồi dự bị trong nhiều vòng đấu gần đây.

Đừng tức nhau tiếng gáy, đừng trọng hư danh. Thái Lan qua mấy nước kia, họ cũng ngồi ghế dự bị. Báo chí Thái Lan cũng chỉ đưa tin hai ba cầu thủ thành công thôi. Hai ba người thành công trên đất ngoại không thể đại diện cả nước. Mà quan trọng hơn, ta nên tự hào vì một đội hình thuần Việt cả về bản chất lẫn phong cách (bản chất là cầu thủ thuần Việt, phong cách thi đấu là chỉ thi đấu trong nước).

Ngoài ra, ta chỉ mới “xuất xưởng” 1 tới 2 lứa cầu thủ được đào tạo từ gốc. Tuy vậy, ta mà vẫn đá ngang ngửa với những nước có 40 năm kinh nghiệm phát triển và cả cường quốc bóng đá châu Á. Cho Việt Nam 40 năm đi, chúng ta sẽ có được thành công vang dội.


Xem thêm: nhan dinh bong da italia

Văn Hậu liên tục ngồi dự bị tại Hà Lan.

Các bạn nên nhớ giải VĐQG của chúng ta chưa có tầm cao như Thái. Nhìn mặt bằng chung, các câu lạc bộ của Việt Nam vẫn yếu hơn người Thái. Sự cạnh tranh chưa cao nên cầu thủ Việt sẽ gặp khó hơn khi ra nước ngoài thi đấu. Không như Thái Lan, giải đấu cấp thấp nhiều CLB hơn cấp cao nên cầu thủ của họ buộc phải quyết liệt để tồn tại. Đó là lý do cầu thủ Thái thành công hơn cầu thủ Việt.