So sánh bu lông lục giác ngoài liền long đen và ren suốt

  -  

So sánh bu lông lục giác ngoài liền long đen và bu lông lục giác ngoài ren suốt

Điểm khác nhau

Về cấu tạo

Cấu tạo của bu lông inox lục giác ren suốt gồm 2 phần:

  • Phần đầu mũ có 6 cạnh đều nhau và không có long đen liền. Chính vì thế, trong nhiều trường hợp lắp xiết phải sử dụng thêm long đen ngoài.
  • Phần thân trụ tiện ren giống với loại bu lông liền long đen, kích thước đường kính ngoài ren của bu lông bắt đầu từ M3 – M20 thông dụng.

bu lông lục giác ngoài ren suốt

Cấu tạo của bu lông lục giác liền long đen gồm 2 phần:
 

  • Phần đầu mũ bu lông với thiết kế liền long đen là điểm khác biết so với bu lông lục giác ren suốt. Với cấu tạo liền long đen thì khi lắp đặt không cần sử dụng thêm long đen rời. Mặt khác, long đen liền tránh việc rơi mất vòng đệm phải tìm chi tiết khác thay thế.
  • Phần thân hình trụ tiện ren suốt. Tiêu chuẩn tiện ren theo quy định sẵn. Kích thước đường kính ngoài của ren bu lông này phổ biến là M5, M6, M8, M10, M12. Bên cạnh đó, bu lông M14, M16 và M20 có tính cấp bền cao hơn là sản phẩm mang tính đặc thù, chuyên dụng cao.

bu lông lục giác ngoài liền long đen

Điểm giống nhau

  • Chúng đều được sử dụng để lắp xiết mối ghép.
  • 2 loại bu lông inox lục giác ngoài này đều được làm từ chất liệu inox cao cấp (thép không gỉ) có điều kiện cơ tính vượt trội.
  • Đầu mũ hình lục giác ngoài, để tháo lắp nó cần sử dụng tới cờ lê.
  • Bước ren được sản xuất theo hệ Mét và bu lông tiện ren suốt.
  • Cùng được sản xuẩn theo chiểu chuẩn DIN quốc tế nên chất lượng sản phẩm được đánh giá rất cao.

Vật liêu sản xuất

Có 4 loại vật liệu inox để sản xuất phổ biến là inox 201, inox 304, inox 316L, inox 316
 

Inox 304

Đây là dòng sản phẩm được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ có mác thép là SUS304. Các sản phẩm bu ông có cấu tạo từ vật liệu inox 304 trở lên đều có tính chất chịu lực bền và chịu ăn mòn hóa học rất tốt nên chúng thường được sử dụng ở những vị trí chịu ăn mòn hóa học nhiều.

Inox 201

Đây là dòng sản phẩm được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ có mác thép là SUS201. Nếu so sánh về khả năng chống ăn mòn hóa học thì sản phẩm có khả năng chống gỉ sét này là thấp nhất. Bởi vậy nếu mối quan tâm thường trực của bạn là sự ăn mòn hóa chất hãy lựa chọn các loại bu lông inox 304 trở lên.
 

Inox 316L

Có phần khác biệt so với inox 316, bu lông inox 316L được sản xuất  từ vật liệu thép không gỉ có mác thép là SUS316L. chữ L là viết tắt của chữ Low – có nghĩa là thấp, thể hiện thành phần Cacbon (C) trong mác thép thấp hơn inox 316. Bởi vậy, khả năng chịu lực của chúng cúng có phần kém hơn các loại bu lông inox 316 một chút.

Inox 316

Khi quan tâm về tính năng chống ăn mòn của sản phẩm thì các loại bu lông được cấu tạo với vật liệu thép không gỉ có mác thép là SUS316 được đánh giá rất cáo về khả năng chịu lực và chống ăn mòn. Các sản phẩm bu lông inox với mác thép SUS316 trở lên có thể sử dụng tốt trong điều kiện tiếp xúc trực tiếp với nước biển hay các hóa chất ăn mòn.