Lý do khiến gà, vịt bị rách da khi sử dụng máy vặt lông gà

  -  
Máy vặt lông gà đã quá quen thuộc đối với những cơ sở chế biến gia cầm hoặc các cửa hàng bán gà vịt. Thiết bị giúp đẩy nhanh quá trình làm sạch lông giúp tăng năng suất sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng máy vẫn thường xuyên xảy ra hiện tượng gia cầm bị rách da, gãy cánh. Vậy đâu là nguyên nhân? Hãy cùng M5s tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!

Nội dung chính:
1. Sử dụng máy nhổ lông gà quá năng suất quy định
2. Nhúng gia cầm trong nước quá nóng
3. Vị trí đặt máy vặt lông gà vịt không bằng phẳng
4. Vận hành máy trong thời gian liên tục

Nguyên nhân khi sử dụng máy làm lông gà vịt bị trầy xước da, bầm thịt, dập mỏ có thể đến từ một số lỗi mà người dùng hay mắc phải như dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu những lỗi mà bạn có thể gặp phải trong quá trình vặt lông làm ảnh hưởng đến chất lượng gà vịt nhé!

1. Sử dụng máy nhổ lông gà quá năng suất quy định

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng máy làm gà đa dạng về kích thước cũng như năng suất vặt lông. Mỗi loại sẽ được quy định số lượng gà vịt có thể đánh lông được mỗi mẻ. Tuy nhiên nhiều người vì muốn đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tiết kiệm điện năng mà đã vặt lông quá nhiều gia cầm cùng một lúc, dẫn đến motor máy hoạt động quá tải và tỷ lệ làm sạch lông không cao.

Ngoài ra, khi mua máy vặt lông vịt vì một số lý do mà khách hàng lựa chọn dòng máy không đúng năng suất với nhu cầu thực tế. Nếu chọn máy có kích thước lồng vặt quá lớn so với số lượng gà vịt cần vặt có thể dẫn đến hiện tượng gà vịt bị gãy cánh, trầy xước da. 

Và còn nhiều hệ lụy khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thành phẩm sau khi làm lông. Vì vậy, trước khi chọn mua máy bạn nên xem xét đến sản lượng gà vịt cần làm mỗi ngày từ đó lựa chọn sản phẩm có năng suất phù hợp nhất.


2. Nhúng gia cầm trong nước quá nóng

Bên cạnh việc sử dụng máy không đúng với công suất hoạt động, việc nhúng gà vịt trong nước sôi trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng. Mức nhiệt độ đạt chuẩn để nhúng lông gà vịt từ 60 - 70 độ C. Tuy nhiên một số người quan niệm rằng, nhúng vào nước sôi 100 độ C để máy vặt lông gà dễ tuốt lông hơn. Điều này hoàn toàn không đúng, đây là nguyên nhân khiến gia cầm bị rách da, dập mỏ.



Ngược lại nếu bạn nhúng vào nước nhiệt độ quá thấp, sẽ khiến gà vịt không được nhúng trong nước có nhiệt độ thích hợp, làm lỗ chân lông không nở ra, gây cản trở quá trình vặt lông. Từ đó dẫn đến việc xử lý lông khó khăn hơn, tỷ lệ làm sạch lông không được đảm bảo. 

Vì vậy, dù chỉ là bước cơ bản nhưng lại khá quan trọng trong việc quyết định tỷ lệ làm sạch lông cũng như chất lượng gà vịt. Cho nên tốt nhất bạn nên tham khảo từ những người có kinh nghiệm về việc canh nhiệt độ và thời gian nhúng gà phù hợp nhất nhé.

3. Vị trí đặt máy vặt lông gà vịt không bằng phẳng

Trường hợp này mặc dù ít người mắc phải tuy nhiên không hẳn là không có. Nhiều người sau khi mua thiết bị chỉ suy nghĩ tới việc lựa chọn một nơi phù hợp để đặt máy và thích hợp để xả chất thải. Còn vấn đề đặt máy ở những nơi bằng phẳng, cố định thì không mấy được quan tâm.

Tưởng chừng không không có ảnh hưởng gì tới việc vặt sạch lông, tuy nhiên nếu nếu trong quá trình vặt, đặc biệt là những loại máy có công suất lớn trong quá trình vận hành máy có thể xảy ra rung lắc. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình vặt lông khi gà không được tiếp xúc trực tiếp tới những núm cao su theo đúng quy định.



Bên cạnh đó, việc máy vặt lông gà bị rung lắc có thể làm máy bị nghiêng về một bên và gà vịt cũng sẽ bị nghiêng theo. Như vậy gà vịt sẽ không được tiếp xúc tới toàn bộ con gà mà chỉ được 1 phía. Trình trạng này có thể dẫn tới việc gà vịt bị tróc, trầy da mà tỷ lệ vặt sạch lại không được đạt mức cao nhất.

Chính vì vậy hãy cố gắng đặt máy ở những nơi bằng phẳng hoặc cũng có thể sử dụng một vài vật chắn hay những điều tương đương để cố định máy vặt lông trong quá trình vận hành.

4. Vận hành máy trong thời gian liên tục

Dù là thiết bị gì đi chăng nữa thì trong quá trình sử dụng bạn cũng nên để máy nghỉ một lúc sau đó mới tiếp tục sử dụng máy chứ không nên để máy vận hành liên tục trong thời gian dài. Điều này nếu diễn ra liên tục sẽ làm ảnh hưởng tới công suất, năng suất hay thậm chí là tuổi thọ của máy vặt lông gà vịt.

Nhiều người để tiết kiệm thời gian nhằm gia tăng năng suất nên đã để máy vận hành liên tục dẫn đến tình trạng motor của máy bị nóng quá mức có thể dẫn tới tình trạng máy bị ngưng hoạt động ngay lập tức hay thậm chí là cháy nổ. Để tiếp tục vận hành bạn chỉ có thể đem máy đi sửa, thay thế phụ kiện. Tuy nhiên nó không chỉ gây tốn kém chi phí mà khi được thay phụ kiện không chính hãng hay không phù hợp thì chất lượng vặt lông cũng sẽ không còn được đảm bảo nữa.



Nếu bạn cần phải xử lý lông gà số lượng lớn thì có thể vận hành máy khoảng 30 phút sau đó để máy nghỉ khoảng từ 10 - 15 phút để motor của máy không bị nóng, đảm bảo năng suất cho những lần vận hành tiếp theo.

Để hạn chế tối đa trường hợp này xảy ra và gây nguy hiểm cho người sử dụng bạn có thể lựa chọn phương pháp lắp một chiếc áp-tô-mát để khi sử dụng quá năng suất cho phép cầu dao sẽ tự ngắt.

>>Xem thêm: 3 cách vặt lông gà vịt nhanh chóng, không cần dùng hóa chất tại: https://raovatquynhon.com/raovat/noi-that-gia-dung/3-cach-vat-long-ga-vit-nhanh-chong-khong-can-dung-hoa-chat.html

Tổng kết:
Vừa rồi M5s vừa liệt kê một số nguyên nhân khiến gia cầm bị rách da, gãy cánh mặc dù đã sử dụng máy nhổ lông vịt. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn sử dụng máy hiệu quả hơn. Nếu muốn lựa chọn loại máy vặt lông gà đúng năng suất sử dụng thì hãy liên hệ ngay tới M5s để được tư vấn loại máy phù hợp nhất nhé.