Momentum là gì? Công thức tính và cách sử dụng chi tiết

  -  

Momentum là gì? Công thức tính và cách sử dụng chi tiết

Trong bộ chỉ báo dao động (Osillators) thì Momentum là một công cụ được sử dụng khá phổ biến. Với ý tưởng và phương pháp tính toán rất đơn giản, công cụ này giúp bạn có cái nhìn thoáng qua về sức mạnh của xu hướng giá hiện tại. Để hiểu đầy đủ chỉ báo Momentum là gì và ứng dụng vào giao dịch forex, chứng khoán và tiền ảo… như thế nào thì mời bạn đọc kỹ bài viết này.

Chỉ báo Momentum là gì?

Dịch sang tiếng Việt thì momentum có nghĩa là: đà, động lượng, xung lượng, quán tính….

[Định nghĩa Momentum là gì]. Momentum indicator là một chỉ báo đo sức mạnh của xu hướng giá. Nó được đo lường bằng cách so sánh giá hiện tại với giá của phiên thứ n trước đó. Các giá trị này được biểu diễn nối tiếp nhau tạo ra một đường liên tục trên đồ thị giá. Chỉ báo Momentum còn được gọi bằng tên khác là chỉ báo động lượng, hay đường động lượng. Công cụ này cung cấp thêm một dấu hiệu để dự đoán diễn biến tiếp theo của giá.

Công thức tính chỉ báo Momentum

Chỉ báo Momentum được tính theo công thức sau:

Momentum = (Pi / Pi-n ) x 100

Trong đó:

  • Pi là giá hiện tại

  • Pi-n Là giá phiên thứ n trở về trước so với giá hiện tại

Bạn chỉ cần biết công thức tính để hiểu bản chất của chỉ báo Momentum là gì nhằm vận dụng cho hợp lý thôi. Còn việc thiết lập mọi thứ thì đã có phần mềm MT4 lo. Xem cách tìm và thiết lập chỉ báo Momentum ở dưới.

Đặc điểm của chỉ báo momentum là gì

  • Với công thức tính như trên thì chỉ báo Momentum là một đường dao động quanh mức 100.

  • Nếu giá hiện tại cao hơn giá của phiên thứ n trước đó thì đường động lượng nằm trên mức 100. Ngược lại, nếu giá hiện tại thấp hơn giá n phiên trước đó thì đường động lượng nằm dưới mốc 100.

  • Nếu giá càng cao hơn hơn so với mức 100 thì điều đó có nghĩa là tốc độ tăng giá càng mạnh. Ngược lại, nếu giá càng thấp hơn so với mức 100 thì phản ánh tốc độ giảm giá càng mạnh.

  • Xu hướng của đường động lượng không phản ánh xu hướng của giá. Nó chỉ phản ánh sức mạnh của xu hướng ấy.

Xem thêm : Sàn giao dịch Exness

Cách tìm và thiết lập chỉ báo Momemtum trong phần mềm MT4 và MT5

Cũng giống như các chỉ báo khác, để tìm và gọi Momentum Indicator rất đơn giản.

Khi mở phần mềm MT4 hoặc MT5 ra, bạn nhấn chọn theo các bước như sau:

Insert –> Indicators –> Osillators –> Momentum

Đối với các chỉ báo mà bạn đã sử dụng trước đó thì ngay sau khi nhấn nút Insert –> Indicators thì nó đã hiển thị lên ngay trong hình cho bạn chọn.

Cách thiết lập chỉ báo Momentum

Sau khi tìm và nhấn vào chỉ báo Momentum trên MT4, hệ thống sẽ hiển thị ra bảng thiết lập. Bảng này bao gồm: Thiết lập tham số (parameters), thiết lập mức (levels) và thiết lập khung thời gian hiển thị (Visualizations).

Thông thường các tham số đã được mặc định, bạn không cần phải thiết lập gì, chỉ nhấn OK là xong. Đôi khi bạn muốn tùy biến nó theo ý mình thì bạn có thể thiết lập lại.

THIẾT LẬP THAM SỐ

Thiet-lap-tham-so-momentum-la-gi

Trong phần này bạn có thể thiết lập các tham số sau:

  • Màu sắc của đường động lượng bằng cách nhấn vào ô Style để chọn.

  • Loại giá áp dụng (Apply to): Phần mềm đã mặc định là áp dụng theo giá đóng cửa (Close). Bạn có thể chọn lại để tính theo giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất ….. Nhưng trong tất cả các chỉ số, các nhà phân tích thường chọn giá Close.

  • Loại đường: Dùng để chọn kiểu đường đứt hay liền, độ đậm nhạt.

  • Fixed: Cái này bạn không cần quan tâm

  • Giai đoạn (Period): Con số hiển thị trong mục này chính là số n trong công thức tính chỉ báo Momentum ở trên. Phần mềm thường để mặc định là 14 giai đoạn. Bạn nhấn vào đó để thay đổi theo ý mình. Các giai đoạn phổ biến là 14, 21, 50, 100

Nên chọn số giai đoạn (n) để phân tích là bao nhiêu?

Phần này sẽ gây ra bối rối. Tuy nhiên để vận dụng hiệu quả thì bạn cần hiểu rằng, số n càng nhỏ thì chỉ báo sẽ càng nhạy, biến động nhiều, nhưng độ chính xác sẽ không cao. Ngược lại, n càng lớn thì chỉ báo càng mượt và độ chính xác cao hơn, nhưng tín hiệu lại đến quá trễ làm mất cơ hội vào lệnh.

Mặt khác, khi để n lớn quá thì chỉ báo quá mượt và bạn chẳng có thông tin gì từ nó để mà phân tích. Vậy nên đôi khi còn tùy vào tình huống thị trường để lựa chọn số n sao cho nó vừa có độ chính xác cao, lại vừa có thể cung cấp cho bạn thông tin để phân tích.

Hãy thử nhìn vào đồ thị so sánh giữa Momemtum 14 và Momentum 100 dưới đây nhé:

Xem thêm : Review Sàn Exness

THIẾT LẬP CÁC MỨC (LEVELS) MOMENTUM

Thiet-lap-levels-momentum-la-gi

Phần mềm MT4 mặc định mức Level là 100. Nếu không thấy thì bạn nhấn vào nút Add để thêm vào. Ngoài ra để phục vụ nhu cầu phân tích thêm, bạn có thể thêm các mức khác như 99 và 101 …. Vào đồ thị.

THIẾT LẬP KHUNG THỜI GIAN (VISUALIZATION)

Cái này bạn không cần làm gì cả. Phần mềm mặc định để tất cả các khung thời gian.

Cách sử dụng chỉ báo Momentum để giao dịch

Chỉ báo Momentum có thể được sử dụng để phân tích trên cả thị trường chứng khoán, forex, tiền ảo.

Nhưng trước khi học cách sử dụng nó, tôi khuyên bạn nên đọc kỹ lại để hiểu rõ công thức và bản chất của Momentum là gì.

Có 3 cách phổ biến để ứng dụng công cụ này vào giao dịch.

Sử dụng mức 100 làm tín hiệu giao dịch.

Trước hết bạn nên lưu ý:

Hãy nhìn vào hình so sánh giữa Momentum 14 và Momentum 100 ở trên. M14 liên tục dao động và cắt qua đường ngang 100, do đó dễ cho tín hiệu sai. Còn M100 thì rất mượt và ít cắt qua đường 100 hơn, tín hiệu cũng khá muộn nhưng độ chính xác khá cao.

Mặt khác, nếu bạn thử lấy Momentum 200 thì nó rất mượt. Khi M200 cắt đường ngang 100 thì tín hiệu ra quá trễ, mất cơ hội giao dịch. Thậm chí nhiều khi nó còn chẳng cho tín hiệu gì, cứ phẳng lặng như vậy. Xem hình dưới:

Trong chỉ báo Momentum dưới đây tôi sử dụng số giai đoạn n là 50. Vì sau khi đã thử các tham số n = 14, 21, 50 và 100 thì thấy tham số 50 cho tín hiệu vừa mượt mà lại vừa có thông tin để phân tích.

Khi Momentum đang ở phía trên đường ngang 100 và có xu hướng giảm dần thì có nghĩa là tốc độ tăng giá đang giảm. Khi nó cắt đường 100 đi xuống thì mức giá hiện tại đã thấp hơn mức giá của phiên thứ n trước đó. Tốc độ tăng chậm và giá trị hiện tại đã thấp, tôi cho rằng giá đang đảo chiều. Giống như một viên đạn khi bắn lên không trung, sau khi đã gần đạt độ cao cực đại thì tốc độ của nó giảm dần, đạt đỉnh và rơi xuống. Và ở đây giá đã đảo chiều.

Sử dụng tín hiệu phân kỳ giữa chỉ báo Momentum và đường giá

Người ta thường nối các đỉnh hoặc các đáy của một chỉ báo dao động lại với nhau để tạo thành một đường thẳng có độ dốc. Khi đường dốc đó không cùng hướng dốc với đường xu hướng giá thì gọi là phân kỳ. Điểu hiểu rõ hơn về phân kỳ và cách sử dụng, bạn nên đọc bài:

Tín hiệu phân kỳ thường được sử dụng khi kết hợp giữa giá và các chỉ báo RSI, Stochastic, MACD và Momentum. Cách sử dụng không hề khác nhau.

Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn cách tìm dấu hiệu phân kỳ giữa giá với chỉ báo Momentum để giao dịch. Hãy xem hình dưới đây:

Phân kỳ Momentum là gì

Khi giá đang trong xu hướng tăng. Nếu chỉ nhìn vào hướng tăng của giá thôi thì sẽ không có cơ sở rõ ràng để suy đoán khi nào thì giá sẽ đảo chiều. Nhưng khi kết hợp với chỉ báo Momentum, bạn sẽ thấy một dấu hiệu rất quan trọng. Mặc dù xu hướng giá đang tăng, nhưng khi nhìn vào các đỉnh của Momentum Indicator thì thấy nhìn chung các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Điều đó cho thấy động lực tăng giá đang giảm dần. Điều đó có nghĩa là nhiều khả năng giá sắp đảo chiều.

LƯU Ý:

  • Không phải cứ có dấu hiệu phân kỳ thì giá sẽ đảo chiều. Bạn chỉ nên coi nó như một dấu hiệu để tham khảo và nên kết hợp phân tích thêm các chỉ báo và yếu tố khác.

  • Đối với chỉ báo Momentum, bạn nên thêm các mức (level) 99 và 101 khi phân tích giá theo phân kỳ. Khi các đỉnh mang dấu hiệu phân kỳ nằm ở phía trên ngưỡng 101 hoặc các đáy phân kỳ ở phía dưới ngưỡng 99 sẽ cho tín hiệu mạnh hơn.

Xem thêm : Hướng dẫn đăng kí sàn Exness

Sử dụng đường trung bình động (MA) của chính chỉ báo Momentum làm tín hiệu giao dịch

Bạn lưu ý, không phải là sử dụng đường MA của giá, mà sử dụng đường MA của chính đường Momentum nhé. Nhiều bạn cảm thấy bối rối khi không biết cách thêm đường trung bình động vào cửa sổ chỉ báo thì dưới đây là hướng dẫn:

Trên màn hình MT4, nhấn vào biểu tượng Navigator, rồi tìm mục Indicator, –> Trends –> Moving Average.

Cach-them-duong-ma-vao-chi-bao

Sau đó kéo thả dòng Moving Average thả vào cửa sổ chỉ báo Momentum. Nếu cửa sổ chỉ báo nhỏ quá thì bạn hãy kéo cao lên để thả cho vừa. Sau khi thả vào, màn hình sẽ hiện lên bảng thiết lập như sau:

Cach-them-duong-ma-vao-chi-bao-momentum

Bạn hãy thiết lập số giai đoạn (Period) và các tham số khác cho đường MA đó theo ý bạn.

Sau đó bạn có một lưu ý quan trọng. Nếu chỉ áp dụng giá Close và các loại giá khác thì đường MA sẽ được thêm vào cửa sổ đồ thị giá. Vì vậy bạn phải chọn First Indicator’s Data như trong hình để đường MA được thêm vào chỉ báo Momentum. Khi đó bạn sẽ có đồ thị như sau:

Khi đường Momentum cắt đường MA từ trên xuống thì cho dấu hiệu giá sắp đảo chiều từ tăng sang giảm.

Ngược lại, Khi Momentum cắt MA từ dưới lên thì chi tín hiệu giá sắp đảo chiều từ giảm sang tăng (Nếu xu hướng trước đó đang là giảm).

Xem thêm : Đăng kí sàn Exness

So sánh chỉ báo Momentum và RSI

Khi nhìn vào công thức tính chỉ báo RSI bạn sẽ thấy công cụ này sử dụng tỷ lệ giữa số lần tăng giá và số lần giảm giá (trong một giai đoạn) cùng với một công thức toán học để sao cho nó biến động trong phạm vi từ 0 đến 100. Chỉ báo RSI không hề sử dụng đến giá trị của giá.

Nhưng chỉ báo Momentum thì lại lấy giá trị của giá để so sánh. Công thức toán học của Momentum khiến chỉ số này xoay quanh mốc 100 và không giới hạn cận trên và cận dưới.

Tuy nhiên, khi so sánh diễn biến của 2 chỉ báo này cho thấy chúng biến động khá tương đồng nhau.

Vì vậy các nhà phân tích thường chỉ sử dụng một trong 2 công cụ trên cho đỡ rối mắt. Tuy nhiên cách sử dụng chúng có một sự khác biệt đôi chút.

Các chỉ báo dao động khác cũng thường được dùng để thay thế cho RSI và Momentum là Stochastic và MACD.

Nguồn : fx24.net