Đau lưng nguy hiểm ra sao?

  -  
Ngoài ra đau lưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm, nên cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các biến chứng về sau. 

Các bệnh cột sống: Nếu bị đau vùng cột sống lưng lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn, kèm theo cảm giác đau, tê hay mất cảm giác ở vùng mông, người bệnh khó vận động, đặc biệt là xoay người, cúi thấp… thì có khả năng bị thoát vị đĩa đệm.

Nếu bị đau lưng kèm theo tình trạng cứng khớp trong thời gian dài, mức độ ngày càng tăng thì có khả năng bị viêm đốt sống cứng khớp (dính khớp). Viêm cột sống cứng khớp làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ. Ngoài ra các bệnh như thoái hóa cột sống thắt lưng, lao cột sống thắt lưng, chấn thương cột sống thắt lưng… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng của rất nhiều người.

Bệnh đau thần kinh tọa: Biểu hiện đầu tiên của đau dây thần kinh tọa là xuất hiện các cơn đau vùng thắt lưng, sau đó lan qua hông, xuống chân. Khi bệnh bị nhẹ, người bệnh vẫn có thể vận động đi lại được. Tuy nhiên nếu chủ quan không thăm khám điều trị dứt điểm, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: teo cơ, khó đi lại vận động, nặng hơn có thể gây bại liệt vĩnh viễn.

Bệnh loãng xương: Khi tuổi cao, cơ thể bị lão hóa, hoặc khi ăn uống không đủ dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin D và canxi, sẽ dẫn đến loãng xương, từ đó gây ra mệt mỏi và các cơn đau nhức, khó chịu. Những người loãng xương rất hay gặp tình trạng đau mỏi lưng, và dễ mắc các bệnh xương khớp hơn so với người bình thường.

[img]https://2.bp.blogspot.com/-wY1QBhqZosM/W9M2QmuSi2I/AAAAAAAAAyw/MQtMZEUTKzsC6KlqkUShiIm-g82ZQf7zQCKgBGAs/s320/dau-that-lung-trai-1.jpg[/img]

Bệnh nhồi máu cơ tim: Nếu bị đau ở phần trên hoặc dưới lưng, hay toàn bộ vùng lưng mà không xác định rõ nguyên nhân, nguy cơ bạn bị đau tim rất cao. Nếu bất ngờ xuất hiện một cơn đau lưng nghiêm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Bạn cũng không nên bỏ qua nếu bị đau lưng kèm theo đau hàm, buồn nôn, mệt mỏi quá, hoặc khó thở.

Bệnh về thận: Khi bị sỏi thận,đường nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị tắc gây ra các cơn đau. Bệnh nhân thường cảm thấy đau lưng, đau vùng bụng, háng, đi tiểu đau và có máu. Với người nhiễm trùng thận, cơn đau thường nhức nhối rất khó chịu ở lưng, xương, cơ, sau đó lan xuống vùng xương chậu và háng. Ngoài ra còn có kèm theo sốt cao. Người bệnh cần đi khám và điều trị sớm để tránh bệnh tiến triển nặng, gây nguy hiểm.

Viêm tụy, ung thư tuyến tụy: Thường cơn đau sẽ tấn công ở vùng dưới xương sườn, từ vùng bụng lan sang sau lưng, đau có thể đột ngột hoặc âm ỉ nhưng gây cảm giác khó chịu, thậm chí có thể gây buồn nôn, chán ăn ở người bệnh. Nếu có kèm theo tình trạng giảm cân, vàng da, đau bụng và khó tiêu, bạn hãy cẩn thận với căn bệnh ung thư tuyến tụy. 

Bệnh viêm bàng quang: Nếu bị đau lưng kéo dài kèm theo các triệu chứng tiểu nhiều không kiểm soát, đau khi đi tiểu hoặc rối loạn chức năng ruột, khả năng cao là bạn bị viêm bàng quang, thậm chí là có nguy cơ mắc hội chứng Equina cauda. Đây là một hội chứng hiếm gặp, nhưng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng tê liệt, mất chức năng của bàng quang hoặc chức năng kiểm soát ruột, ngoài ra còn gây rối loạn chức năng tình dục.

Ngoài ra, vấn đề đau lưng còn có thể liên quan đến một số bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư buồng trứng, tuyến tụy… Vì vậy, nếu bạn bị đau lưng kéo dài hoặc đau nặng bất thường không rõ nguyên nhân thì nên đến bác sĩ sớm và tiến hành thăm khám, chẩn đoán những căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn, từ đó có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

https://veocotsong389.blogspot.com/2018/10/chua-viem-khop-thieu-nien-ra-sao.html
https://roiloankhop.blogspot.com/2018/10/chua-dau-vai-gay-bang-cham-cuu-hieu-qua-khong.html